Phỏng vấn với Ryoko Kui

Hỏi: Ảnh hưởng của Game đối với DunMeshi? Game đầu tiên mà sensei chơi là gì?


Kui: Tôi chơi mấy game RPG truyền thống như là "Dragon Quest" và "FF" ấy.


Tôi nghĩ máy chơi game đầu tiên tôi từng có là Famicom, bố mẹ tôi đã quay thưởng trúng nó ấy. Cho nên trước khi kịp biết gì thì chúng tôi đã có một cái máy Famicom ở nhà. Tôi nghĩ bố mẹ tôi đã mua cho tôi Super Famicom và PS1 sau đó...


Sau đó thì tôi nghỉ chơi một thời gian trong khoảng thời gian có máy PS2, nhưng trong khoảng thời gian máy PS4, cuối cùng tôi cũng tự dùng tiền mà tôi làm ra để mua game cho mình.


Hỏi: Sao cô lại nghỉ chơi game trong khoảng thời gian PS2 thế?


Kui: Thì tôi cũng phải làm bài kiểm tra và thi cử đồ này nọ chớ, nên tôi nghĩ là "thôi đừng chơi game nữa", và thế là tôi nghỉ. Sau này khi tôi sống một mình, tôi cũng không chơi game được do nhà tôi không có TV, và máy tính của tôi cũng là Mac nữa.


Hỏi: Thế điều gì khiến cô chơi game trở lại?


Kui: Tôi nghĩ lý do lớn nhất là vì DunMeshi bắt đầu được xuất bản dài kỳ.


Thiết lập trong các câu chuyện fantasy đều khác nhau, nhưng đồng thời cũng sẽ có điểm chung với nhau. Ví dụ như nếu anh muốn tạo ra một tác phẩm Fantasy, nhưng anh chỉ biết mỗi "Dragon Quest", thì tác phẩm anh tạo ra sẽ na ná "Dragon Quest". Bắt chước thiết lập của một tác phẩm khác đáng sợ lắm.


Nên tôi muốn chơi thật là nhiều game Fantasy để có thể nắm được cách diễn đạt chung nhất của thể loại Fantasy.


Hỏi: Cô tiếp tục chơi game trong lúc xây dựng thiết lập thế giới cho DunMeshi ư? 


Kui: Đúng vậy. Vì tôi muốn viết một câu chuyện về "ăn uống", cho nên tôi sẽ chơi một game nào đó mà có hệ thống ăn uống. 


Tôi có hứng thú với game "Dungeon Master", tuy nhiên vào thời điểm đó thì không có cách nào để chơi game đấy chơi một thiết bị thật, vì vậy nên tôi chơi "Legend of Grimrock" trên Mac.


Trước đó, tôi đã nghĩ rằng các game được sản xuất bởi công ty nước ngoài và các game chơi trên PC khá là khó chơi, nhưng rồi tôi cảm thấy như mình đã vượt qua được. Sau đó tôi thấy là "ồ cũng không khó chơi lắm" và tôi đã bắt đầu chơi rất nhiều game.


Hỏi: Trong số các game RPG thì những game này là những game khá căng đấy. Lúc cô chơi thì cô có thấy khó không?


Kui: Không... Tôi nghĩ là mấy game bán chạy thường dễ chơi (haha)


Bản thân tôi chơi game không giỏi, nên tôi thích chơi mấy game mà cho chọn độ khó ấy, ví dụ chọn mức siêu dễ chẳng hạn. Nên những game mà cho chọn chế độ đúng là những game dễ thở hơn.


Hỏi: Nghe nói ngoại trừ RPG ra thì cô còn thích game "13 Sentinels: Aegis Rim" và "PARANORMASIGHT: The Seven Mysteries of Honjo". Thể loại game mà cô yêu thích là gì?


Kui: Tôi không giỏi chơi mấy game mà ta phải xài não thông qua việc thử đi thử lại và làm sai ấy.


Nhưng trong game RPG, ta cứ chơi chơi và lên cấp thì ta có thể thắng và tiếp tục tiến triển mỗi khi ta chơi. Ngoài ra thì trong các game dạng tiểu thuyết (chắc là Visual Novel á), nếu ta đọc văn bản thì ta vẫn có thể tiếp tục tiến triển khi chơi. Thành ra loại trừ ra hết thì tôi khá thích game RPG và game tiểu thuyết.


Cá nhân tôi thích những game như Disco Elysium nhất, có nhiều chữ nè, góc nhìn từ trên xuống và có bản đồ để khám phá. Mặc dù mấy lý do tôi đưa ra khá là không tích cực mấy 


Mọi người: Haha


Hiroi Masaru (biên tập viên của sensei á): Nhưng Kui-san đã thật sự chơi rất nhiều game phải không?


Kui: Không, Lý do tại sao tôi chơi được nhiều game vậy là do tôi chơi kiểu hờ hững ấy. 


Tôi cứ đơn giản là mua game, chơi game, và nghỉ, không chơi nữa. Nên cũng ít game mà tôi chơi hết lắm, một năm chắc tôi hoàn thành được vài game là cùng. Tôi chơi đâu tầm 40 game, mà mới hoàn thành được đâu đó 5 hay 6 game à.

Hỏi: Ngoại trừ game RPG ra thì cô có tiếp xúc với thể loại Fantasy ở đâu nữa không?


Kui: Tôi nghĩ không chỉ có game, mà thực tế là tôi luôn yêu thích tiểu thuyết Fantasy nước ngoài. Tôi đã được tặng những quyển sách như "Chuyện dài bất tận", "Chúa Nhẫn", "Biên niên sử Narnia".


Hỏi: Dungeon Meshi mang đến một bầu không khí của Fantasy phương Tây như trong gamebook hoặc game TRPG (tabletop RPG, giống kiểu D&D ấy), thay vì những game RPG kinh điển của Nhật Bản như Dragon Quest nhỉ.


Hiroi: Tôi tới nhà của cô Kui trước khi DunMeshi được phát hành dài kỳ. Lúc đó, chúng tôi đang thảo luận về tên của một bộ manga khoa học viễn tưởng "Họa nên những thứ trong đầu", mà bộ đó tôi đã từ chối rất nhiều lần. Cô Kui cứ đòi xuất bản bộ manga này, và ở bản thảo thứ tư thì cô ấy thấy là "thôi chắc không được đâu". Và khi tôi nhìn vào những ghi chú nguệch ngoạc bên cạnh bàn làm việc của cô ấy, thì cô ấy đã vẽ xong nguyên mẫu của "Dungeon Meshi" rồi! (Cười)


Kui: ......Khum, tôi không nhớ gì hết á! (Cười)


Mọi người: *Cười*


Kui: Nhưng tôi thật sự rất muốn vẽ những bộ manga đề tài thám hiểm Ngục Tối ấy, ví dụ như Wizardry


Từ hồi tiểu học, truyện tranh tôi vẽ bằng bút chì trong vở đều là các truyện Fantasy về kiếm và phép thuật, nên tôi luôn muốn vẽ một bộ truyện Fantasy đúng nghĩa. Tuy nhiên, lúc đó không có nhiều truyện Fantasy trong các hiệu sách như bây giờ, nên tôi đã tự hỏi là "Có lẽ truyện Fantasy không bán được chăng".


Hiroi: Vào thời điểm đó, có rất nhiều người ở độ tuổi thiếu niên và đôi mươi đăng các bức tranh minh họa với chủ đề Fantasy trên các cộng đồng trực tuyến dành cho họa sĩ, chẳng hạn như pixiv, và cô Kui là một trong số đó.


Tôi nghĩ rằng có rất nhiều người muốn viết truyện Fantasy, vậy nên nếu cô ấy viết một tác phẩm Fantasy hướng đến độc giả thuộc thế hệ này thì có thể sẽ bán được đấy.


Và khi tôi nhìn thấy mấy bức vẽ ghi chú của Kui, tôi tự nhủ, "Hay là hãy vẽ một bộ manga giả tưởng đơn giản, mà không cần cua gắt này nọ thử đi!". 


Kui: Ban đầu tôi chỉ định vẽ "manga khám phá ngục tối này" như một sở thích... Khi tôi hỏi Hiroi xem tôi có thể vẽ nó ở Comitia trước không, anh ấy bực quá trời bực luôn.


[Comitia là một hội nghị truyện tranh ở Nhật Bản dành cho những tác phẩm truyện tranh tự xuất bản.]


Mọi người: *Cười*


Hiroi: Tôi đã nói với cô ấy là, "Nếu cô định vẽ ở Comitia, thì hãy chắc chắn rằng bản thân cô sẽ vẽ nó như một bộ truyện dài tập đúng nghĩa đi!" (cười)


Tuy nhiên, lúc đó Kui đã xuất bản hai tập truyện ngắn, lại còn đang tái bản nữa, nói cách khác, ngay cả trước khi bắt đầu đăng truyện dài kỳ, cô ấy cũng đã có một lượng fan nhất định.


Vì vậy tôi quyết định, nếu Kui vẽ ra một tác phẩm fantasy thuần túy cho những người hâm mộ đó, chúng tôi sẽ không thể thất bại thảm hại được đâu. Nếu lỡ như nó bán không được, thì coi như ta đã học được một bài học là truyện Fantasy khó bán thật. 


Hỏi: À mà, giữa anh và cô Kui có cuộc thảo luận nào về việc truyện Fantasy không bán được không?


Kui: Tôi nhớ mang máng là chúng tôi đã nói về việc manga Fantasy không bán chạy và có vẻ khó khăn như thế nào. Tôi không biết nhiều về light novel, nên có lẽ tình hình chung là vậy đấy.


Tuy nhiên, vì có rất nhiều manga Fantasy ra mắt cùng thời điểm nên có lẽ đây là "thời kỳ chuyển tiếp". Có thể lúc đó là thời điểm mọi người bắt đầu cảm thấy ngày càng muốn vẽ và đọc truyện Fantasy hơn.


Hỏi: Cảm giác như DunMeshi đã thổi một luồng gió mới vào thể loại Fantasy ấy nhỉ? Làm thế nào để phát triển thiết lập và thế giới trong một tác phẩm Fantasy nhỉ?


Kui: Tôi luôn suy nghĩ theo hướng "Không phải ai cũng sẽ có hứng thú với thứ tôi thích".


Tôi hay thích nghĩ về mấy cái thiết lập vô tri lắm, nhưng có lúc tôi nghĩ, "Khi thiết lập này thực sự được đưa vào manga, có lẽ mọi người sẽ không hứng thú với câu chuyện nữa đâu". Vì vậy, tôi cố gắng đưa vào những thứ khiến mọi người hứng thú và cắt bỏ những thứ khiến mọi người mất tập trung càng nhiều càng tốt.


Ví dụ nha, trong "Dungeon Meshi", ban đầu tôi muốn các nhân vật nói nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trên hết, tôi muốn làm cho các nhân vật "chỉ có thể giao tiếp với nhau bằng một ngôn ngữ"... nhưng anh Hiroi lại nói là "Đừng làm vậy" (cười).


Mọi người: *Cười há há*


Kui: Cho dù có tự vẽ thì tôi nghĩ cũng phải mất hơn sáu khung để giải thích thiết lập này..., và nếu tôi giải thích thiết lập nhiều hơn mức cần thiết, nó sẽ làm chậm nhịp độ của chuyện.


Hơn nữa, vì "Dungeon Meshi" là truyện hàng tháng, không giống như truyện hàng tuần, nên không có nhiều thời gian cho những câu chuyện không liên quan. Cụ thể, tôi phải vẽ một chương khoảng 30 trang mỗi tháng.


Trong trường hợp đó, không có thời gian để thêm vào các thứ như "Thực ra, trong đầu cậu ấy đang nghĩ như thế" hoặc "Thực ra, cậu ấy có thể nói được hai thứ tiếng". Vì vậy, thay vì có bất kỳ lựa chọn rõ ràng nào, đã có khá nhiều những lần tôi phải "không có thời gian để làm mấy cái bình thường đâu". Nếu đây là truyện đăng hàng tuần, tôi có thể đã đưa vào nhiều những thứ như vậy hơn.


Hỏi: Cảnh Chilchuck chửi bằng nhiều ngôn ngữ có vẻ hơi "gượng ép" phải không?


Kui: Đúng vậy đó (cười). Tôi đã nghĩ, việc này chỉ mất có một khung hình thôi... cơ hội đây rồi [cơ hội để đưa thông tin về ngôn ngữ]!


Hỏi: Vậy là cô vẫn chưa nghĩ ra hết những "ngôn ngữ hư cấu" này sao?


Kui: Nếu Dungeon Meshi là công việc cả đời của tôi và tôi dành cả cuộc đời mình để tạo ra thế giới trong đấy, tôi nghĩ sẽ thú vị hơn khi nghĩ về nó... nhưng ban đầu, tôi nghĩ rằng Dungeon Meshi sẽ kết thúc trong vòng vài năm là cùng.


Hiroi: Ban đầu, tôi còn nói, "tiếp tục vẽ được năm tập là dữ lắm rồi" (cười).


Tuy nhiên, bản thảo đầu tiên của Kui thực sự có quá nhiều thông tin ấy... vì vậy các biên tập viên đã cắt bỏ rất nhiều. Tôi hiểu rằng đó là những phần mà độc giả muốn đọc, nhưng tôi phải cắt bỏ những phần đi chệch khỏi tuyến chuyện chính. Vì vậy, đó là cuộc chiến giữa "tác giả không muốn bị cắt" và "biên tập viên muốn cắt".


Hỏi: Nhân tiện, có cuộc thảo luận nào đã diễn ra giữa "những phần biên tập viên muốn cắt" và "những phần tác giả không muốn cắt" thế?


Kui: Có nhiều cảnh như vậy lắm, nhưng giờ tôi không nhớ cụ thể nữa...chỉ là những chi tiết nhỏ, không quan trọng đã bị cắt mất.


Cảnh mấy chiếc giò được làm từ thịt Xích long biến trở lại thành vũng máu, tôi nhớ mọi người đã nói, "Ta không cần những thứ này đâu," và họ định cắt chúng đi, nhưng tôi nhớ mình đã tuyệt vọng ngăn họ lại bằng cách nói, "Chúng ta sẽ cần chúng sau đó mà!" Tôi mừng là chúng không bị cắt đi.


Nhưng một khi tôi nghĩ đến thiết lập câu chuyện, tôi đã muốn đưa vào nhiều thứ, rồi sau đó lại cắt bỏ chúng, nên lúc đầu tôi không muốn mở rộng thế giới trong truyện quá nhiều.


Tôi cũng muốn kết truyện trong Hầm Ngục luôn. Tôi không muốn tiết lộ tên các quốc gia khác và tôi không muốn thiết lập họ cho các nhân vật. Nhưng trong nửa sau, Hiroi-san nói với tôi, "Thế giới gì mà nhỏ vậy, tôi nghĩ cô nên làm cho nó lớn hơn", và tôi đã nghĩ, "Anh chắc chưa vậy?"


Hỏi: Sao anh Hiroi lại quyết định vậy thế?


Hiroi: Khi câu chuyện tiến triển, rõ ràng "Dungeon Meshi" không còn chỉ là một câu chuyện về việc đi cứu em gái trong hầm ngục nữa. Vì vậy, tôi nghĩ rằng sẽ không thuyết phục nếu câu chuyện không liên quan đến thế giới bên ngoài, vì những gì xảy ra trong hầm ngục là thứ sẽ ảnh hưởng đến số phận của cả thế giới.


Lấy một ví dụ thật, trong các công ty, thứ bậc càng cao thì càng phải đưa ra các quyết định quan trọng phải không? Khi tôi nghĩ theo hướng đó, tôi cảm thấy có gì đó không ổn về ý tưởng Laios và những người bạn của cậu ta có thể tự quyết định số phận của thế giới. "Làm sao họ có thể đưa ra quyết định đó mà không ai biết được chứ?"


Việc đội Chim Hoàng Yến xuất hiện, đồng nghĩa với việc nghĩa là phải có một hệ thống báo cáo, ký kết hợp đồng và tham vấn ở đây, bởi vì đó là cách "xã hội" và "các tổ chức" hoạt động.


Tóm lại, nghĩ đơn giản là thế này, "Nếu một tổ chức tham gia vào việc cứu thế giới, phải xây dựng làm sao để sự việc thật hợp lý đối với bối cảnh xã hội hiện hữu trong câu chuyện?"


Kui: Cốt truyện không thay đổi gì đâu


Ban đầu, tôi đã định viết một câu chuyện về việc cứu thế giới, nhưng tôi cũng nghĩ rằng thế giới có thể được cứu bởi một số ít người được chọn, những người biết được tình hình của Hầm Ngục. Thay đổi điều đó là điều mà Hiroi-san nghĩ sẽ khiến câu chuyện thuyết phục hơn.


Khi tôi đang vẽ nửa đầu, Hiroi đã nói với tôi, "Lúc này cô chưa cần phải quyết định bất cứ điều gì đâu." Tôi đang vội vã thúc đẩy câu chuyện và giải thích về thế giới và thiết lập của câu chuyện, nhưng anh ấy đã nói với tôi, "Tốt hơn là nên giới hạn việc giới thiệu bốn nhân vật chính cho đến khoảng tập thứ tư." Nhưng trong nửa sau, anh ấy đã nói, "Giới thiệu thêm nhiều nhân vật hơn và mở rộng thế giới ra nhé."


Mọi người: cười há há


Hiroi: Cô Kui kiểu "ban đầu anh có nói thế đâu" (haha)


Kui: Chính tôi lại là người nói rằng "Nếu cứ mở rộng thế giới thế này hoài thì truyện sẽ mãi không hết được mất". 


Sau khi vẽ đến cuối, tôi nhận ra rằng sự cân bằng giữa việc "kiềm lại" và "mở rộng" không diễn ra theo cách tôi mong đợi. Tôi nghĩ đây là một trong những lý do tại sao việc đăng truyện "Dungeon Meshi" lại mất nhiều thời gian như vậy.


Hỏi: Nhưng trong "Dungeon Meshi" có rất nhiều nhân vật, quan hệ giữa họ cũng rất phức tạp. Tôi nghe nói cô cũng đã tạo ra sơ đồ quan hệ và đăng trên "Taikaishu"...


Kui: Gì dị? Tui đăng hồi nào? 😭😭


Hỏi: Ủa không phải hả?


Kui: Chính xác là tui chỉ tạo tài khoản trên FanWiki thôi đó.


Khi tôi bắt đầu đọc "Taikaishu", tôi đã phải vật lộn với thiết lập phức tạp và số lượng nhân vật lớn... và tôi nghĩ "sẽ dễ đọc hơn nếu có phần giải thích hoặc danh sách nhân vật ha".


Vì vậy, tôi đã tìm kiếm một nền tảng nơi độc giả chia sẻ suy nghĩ của họ và hỏi xem có bản tóm tắt nào không, nhưng họ nói là không có. Vì vậy, tôi nghĩ, "Có lẽ nếu có một nơi mà một người có nhiều kiến ​​thức hơn có thể tóm tắt nó," và tôi chỉ cần tạo một tài khoản wiki thôi.


Vậy là tôi thực sự có làm mấy cái đó nó. Có vẻ như tôi đã được ghi nhận công lao cho tác phẩm của người khác, và tôi xin lỗi về điều đó nhiều...


"Có phải bộ truyện được vẽ dựa trên cảm giác tội lỗi của sensei đối với đồ ăn không?"


Hỏi: ``Dungeon Meshi'' bắt đầu với chủ đề hấp dẫn là ''nấu thịt quái vật'' và khi câu chuyện dần dần tiển triển, dần tiết lộ một mặt dark hơn và một thế giới sâu sắc hơn so với ban đầu. Cấu trúc “dần dần bộc lộ mặt tối của câu chuyện” đó có phải đã được lên kế hoạch ngay từ đầu không?


Kui: Tôi nghĩ là mình cần xây dựng một chủ đề cho câu chuyện này, vì vậy nên tôi thử nghĩ đến chủ đề "giáo dục về ẩm thực", lúc đó có khá nhiều manga về ẩm thực, nhưng chưa có manga nào được xây dựng theo hướng như thế này.


Hỏi: Xét về chủ đề là "giáo dục ẩm thực" nên ta có thể thấy giá trị dinh dưỡng của các món ăn trong truyện đều được viết rất cụ thể nhỉ.


Kui: Tôi nghĩ về chủ đề "Giáo dục ẩm thực", từ đó suy nghĩ một cái sườn chung cho câu chuyện. Những thứ như giải cứu công chúa bị bắt cóc, đánh bại tên phù thủy độc ác, đánh bại trùm cuối và trở thành vua... những chủ đề đơn giản và rất cơ bản để khai thác.


Tuy nhiên, khi tôi cố gắng thực sự tiến hành khai thác câu chuyện theo cái sườn đó, tôi nhận ra, ``Không, tôi không thể xem nhẹ câu chuyện này như thế được...'' Lúc đầu, tôi nghĩ mình có thể vẽ nhanh và đơn giản ấy.


Hiroi: Cô đã định kết thúc cuộc chiến với Xích Long trong một tập đúng không? Cô còn nói là "Tôi sẽ vẽ xong cho mà xem nữa". (haha)


Mọi người: Há há


Kui: Khi tôi thử cố vẽ trận chiến đó trong một tập thì cuối cùng lại giống như đang tóm tắt vậy , tôi không ngờ lại vậy luôn. Nên tôi nghĩ rằng "Để kể câu chuyện mình muốn kể thì mình phải kể nó kỹ hơn mình nghĩ rồi".


Hỏi: Kui-sensei có suy nghĩ đặc biệt gì về chủ đề đồ ăn không?


Kui: Không... Ừm nếu phải nói ra thì là tôi rất ghét đồ ăn.


Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã là một đứa trẻ rất kén ăn và việc ăn uống rất khó khăn. Tôi không thích ăn trước mặt mọi người, và tôi cũng chẳng thích nhìn mọi người ăn, nên tôi tìm những nhà vệ sinh mà ít người vào và ăn trong đó luôn.


Hồi tôi làm thế thì cụm từ "bữa cơm trong toilet" chưa tồn tại đâu, nên khi cụm từ đó xuất hiện thì tôi zui lắm. Kiểu như ủa mọi người cũng giống mình nè.


Mọi người: Cười há há


Kui: Tôi cũng nghĩ là "nhưng mà như thế cũng đâu tốt đâu", những cũng cảm thấy vui vui khi mọi người làm gì đó giống mình.


Hỏi: Tại sao cô lại chọn chủ đề liên quan đến giáo dục thực phẩm thế?


Kui: Cha mẹ tôi, những người đã phải vật lộn với chứng kén ăn của tôi rất nhiều. Họ đã dạy tôi rất nhiều thứ, bao gồm cả “Sankaku Tabe” (ad để tên gốc chứ không dịch ra để mọi người tự lên tìm nhé), nhưng nó không mang lại kết quả gì và cuối cùng tới lớn tôi vẫn kén ăn. Mặc dù bố mẹ tôi đã dạy cho tôi rất nhiều kiến ​​thức về dinh dưỡng nhưng tôi không thể áp dụng nó vào thực tế.


Vì vậy, điều duy nhất còn lại trong tôi đó là cảm giác tội lỗi cùng cực về chuyện ăn uống ấy...


Hiroi: Nếu suy nghĩ kĩ thì câu chuyện bắt đầu với một điểm rất tiêu cực.


Kui: Nhưng giờ tôi cũng hết ghét việc ăn uống chung với mọi người rồi, hay nói đúng hơn là giờ tôi thích việc đó hơn ấy. Biên tập viên còn dẫn tôi đi ăn mấy chỗ ngon ngon nữa.


Hỏi: Khi còn là học sinh, có lần tôi ăn trên trường và bỏ mứa mì udon ấy. Tôi bị giáo viên phát hiện và người ấy bắt tôi chỉ ăn mì udon đóng gói. Không có súp và ăn gớm lắm luôn.


Kui: Căng thật luôn đấy? Khi tôi cố giấu chuyện đó một cách bí mật, giáo viên của tôi đã phát hiện ra và siêu tức giận luôn.


Hiroi: Tôi từng cố giấu vào ngăn bàn ấy. Xong rồi mấy cái đó nó khô lại rồi rớt ra khỏi ngăn bàn... (Cười cay đắng)




Nhận xét